Việt Nam là một trong những quốc gia có nền sản xuất nông sản lớn nhất thế giới. Với đa dạng các loại cây trồng và đội ngũ nông dân xuất sắc. Tuy nhiên, việc xuất khẩu nông sản Việt còn đang gặp nhiều khó khăn khác nhau như khâu quản lý chất lượng sản phẩm còn kém, vận chuyển khó khăn và còn nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ.

Tuy nhiên những năm gần đây với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, cơ hội xuất khẩu nông sản Việt Nam đã thật sự được mở rộng. Thương mại điện tử cho phép các nhà sản xuất và đại lý có thể tiếp cận đến thị trường toàn cầu một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn bao giờ hết. Các nông sản Việt Nam có thể được quảng bá và bán trực tuyến thông qua các trang web thương mại điện tử như Amazon, Alibaba…

Theo số liệu thống kê trên Alibaba.com, xuất khẩu của Việt Nam đã tăng trưởng đạt mức cao kỷ lục. Trong đó, nhu cầu xuất nhập khẩu các sản phẩm Nông sản trên Alibaba.com đang ngày càng gia tăng. Việt Nam là một trong những thị trường đứng đầu về sản xuất các mặt hàng nông sản bao gồm: các loại hạt, trái cây tươi, ngũ cốc, đậu, rau tươi… 

1. Cơ hội xuất khẩu nông sản Việt với thương mại điện tử

Dõi Theo tình hình kinh tế thế giới có lẽ ai cũng biết được hiện nay tình trạng lạm phát đang ngày càng bao trùm nền kinh tế của các nước lớn tại châu Âu. Cuộc xung đột giữa Nga – Ukraine đã khiến giá của không chỉ các mặt hàng năng lượng tăng, mà nhiều loại lương thực, thực phẩm cũng tăng giá rất mạnh. Diễn biến này đang tạo cơ hội cho nông sản các nước châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng tăng xuất khẩu vào thị trường châu Âu.

2. Nhu cầu nhập khẩu nông sản của thị trường quốc tế tăng lên

Theo dự báo của OECD-FAO giai đoạn 2019-2028 tiêu dùng các sản phẩm nông sản của thế giới tăng bình quân 1,5-3%/năm. Trong đó nhu cầu ngũ cốc dự báo tăng khoảng gần 2%. Nhu cầu về nội thất sử dụng các nguyên liệu từ tre nứa tăng, dự báo tăng trưởng giai đoạn 2019-2028 là 10,6%.

Nông sản Việt Nam được xuất khẩu sang hơn 180 thị trường trên thế giới. Đã gây được nhiều tiếng vang, đặc biệt là những thị trường lớn như EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc… Với nhiều thuận lợi trong sản xuất các mặt hàng nông sản, hoa quả vùng nhiệt đới đặc trưng cho khí hậu của nước ta. Và đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cao, khiến nông sản Việt Nam chinh phục được các thị trường khó tính như EU. Trữ lượng lớn có thể cung cấp cho những thị trường có nhu cầu tiêu thụ cao như Trung Quốc. Nhiều nông sản của Việt Nam giữ những vị trí đứng đầu trong xuất khẩu trên thế giới như cà phê, lúa gạo, chè, hạt điều…

Theo đó ngày 31/12/2020, Hiệp định thương mại tự do Anh – Việt Nam (UKVFTA) chính thức có hiệu lực thi hành sau nhiều nỗ lực đàm  phán và thúc đẩy ký kết từ cả hai quốc gia. Đây được xem là một đòn bẩy thúc đẩy sự tăng trưởng cho xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Vương quốc Anh, đặc biệt là với các mặt hàng chủ lực của nước ta như gạo, trái cây, cà phê, hạt điều…

Theo Bộ Công Thương, Anh là đối  tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam tại khu vực Châu Âu. “Xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia mang tính bổ sung thay vì cạnh tranh.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết. Vương quốc Anh là thị trường tiềm năng cho các mặt hàng nông sản vùng nhiệt đới, tiêu biểu có thể kể đến là sản phẩm cà phê, chè, hồ tiêu… Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, hiệp định UKVFTA dựa trên nguyên tắc kế thừa các cam kết đã có trong EVFTA bao gồm xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới gần 100% biểu thuế và giá trị thương mại mà hai bên đã cam kết. Mang đến cơ hội lớn cho nông sản xuất khẩu của Việt Nam để tiếp cận được thị trường đầy tiềm năng này. 

3. Doanh nghiệp cần tận dụng, thay đổi và phát triển

Để tận dụng được cơ hội này, các doanh nghiệp cần phải cải thiện chất lượng sản phẩm và nâng cao khả năng vận chuyển sản phẩm. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp nên đầu tư vào công nghệ sản xuất và quản lý chất lượng. Bên cạnh đó cũng nên tích cực tìm kiếm các đối tác vận chuyển chuyên nghiệp và có uy tín. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng nên đầu tư vào tiếp cận thị trường và quảng bá sản phẩm.

Để tiếp cận thị trường, các doanh nghiệp cần phải tìm kiếm các đối tác thương mại điện tử, các nhà xuất khẩu, và các đại lý trên thế giới. Để quảng bá sản phẩm, các doanh nghiệp cần phải tạo nên các chiến dịch marketing hiệu quả. Nhằm tăng cường nhận thức của khách hàng về sản phẩm của mình. Tóm lại, việc xuất khẩu nông sản Việt Nam ra toàn cầu thông qua thương mại điện tử là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp sản xuất nông sản ở Việt Nam.

Một số doanh nghiệp Việt Nam đã và đang hợp tác cùng EBPS Marketing xuất khẩu các sản phẩm nông sản, thủy hải sản, nội thất, thời trang… ra thị trường thế giới như: Sfarmvietnam, MP Decor, Vietnamhairscom, Thảo Quyền Qúy

Để tiếp tục phát triển các sản phẩm của mình đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với EBPS Marketing. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp vận hành gian hàng, mang đến các chiến dịch marketing hiệu quả nhất tại Alibaba.com.

 

 

 

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN


Doanh nghiệp cần tư vấn
Thông tin liên hệ
Điền thông tin để được hỗ trợ tốt nhất
Thông tin liên hệ
Lựa chọn của doanh nghiệp

This will close in 0 seconds